This - That - These - Those nâng cao

Đại từ chỉ định làm chủ ngữ

Khi làm chủ ngữ, đại từ chỉ định đứng ở đầu câu và cũng đứng trước động từ To be hoặc động từ thường như các chủ ngữ khác. Ta có thể hiểu theo cách đơn giản nhất với nghĩa “đây là, kia là”.
Ví dụ:
This is my car. – Đây là ô tô của tôi.
This is a beautiful dress. – Đây là một chiếc váy tuyệt đẹp. 
That is my best friend. – Đó là bạn thân của tôi.
Those are not my pens. – Đó không phải là bút của tôi.
Those are bikes my dad bought. – Kia là những chiếc xe đạp bố tôi đã mua. 

Đại từ chỉ định làm tân ngữ

Đại từ cũng có thể làm tân ngữ và đứng sau động từ.
Ví dụ:
Don’t do that! – Đừng làm điều đó! 
I’ll never forget those. – Tôi sẽ không bao giờ quên những điều đó.
Have you seen this? – Bạn đã thấy cái này bao giờ chưa? 
Can I see those? – Tôi có thể xem những cái đằng kia không? 
I didn’t ask for this. – Tôi không yêu cầu điều này.
Do you like these? – Bạn có thích những cái này không?

Trong tiếng Anh, các đại từ chỉ định có thể cùng xuất hiện trong một câu, thay thế cho danh từ đã nhắc tới phía trước. 
Ví dụ:
There are two boxes. This is heavier than that. – Có hai chiếc hộp. Cái này nặng hơn cái kia. 
I bought some cookies. These are sweeter than those. – Tôi đã mua vài chiếc bánh quy. Những cái này ngọt hơn những cái ở kia. 

Đại từ chỉ định đứng sau giới từ

Ví dụ: 
Before this, we have done a lot of things. – Trước điều này, chúng tôi đã làm rất nhiều thứ. 
Can you tell me the effects of this cosmetic? – Bạn có thể cho tôi biết tác dụng của loại mỹ phẩm này không?
Look at that! – Hãy nhìn thứ kia kìa!
List the ingredients in that dish. – Liệt kê các thành phần trong món ăn đó.

Cách dùng đại từ chỉ định 

Dùng đại từ chỉ định để chỉ người hoặc vật

Ví dụ:
These are colorful flowers. – Đây là những bông hoa nhiều màu sắc.
This is Mike. – Đây là Mike.
These are my parents. – Đây là bố mẹ tôi.
Look over there at the woman wearing the flower dress. That is my mom. – Nhìn sang người phụ nữ mặc váy hoa đằng kia. Đó là mẹ tôi.
Those are Mike’s hats. – Đó là những chiếc mũ của Mike.
Are those the children of Mr. and Mrs. Smith? – Đó có phải là con của ông bà Smith không?

Dùng đại từ chỉ định để nói đến sự việc ở trong quá khứ hoặc vừa mới xảy ra

Ví dụ:  
That is too bad. It will get me blamed. - Điều đó thật tệ. Nó sẽ khiến tôi bị khiển trách.
Those flowers wilted. -Những bông hoa đó đã héo.

Cụm từ chỉ thời gian (Time phrase)

This These dùng để chỉ thời gian gần đây.
That Those dùng để chỉ thời gian ở xa.
Ví dụ:
On that day, I will come and bring you some gifts. -Vào ngày đó, tôi sẽ đến và mang cho bạn một số quà tặng.

Để ngụ điều gì đó đang xảy ra hoặc đang  được đề cập tới, chúng ta thường dùng That.
Ví dụ:
Look at that boy. He’s climbing a tree. - Hãy nhìn cậu bé đó. Anh ấy đang trèo cây.

Để ngụ điều gì đó sắp sửa xảy ra hoặc điều chúng ta sắp nói, chúng ta sử dụng This.
Ví dụ:
Hello? This is Peter speaking. Can I help you? - Xin chào? Đây là Peter đang nói. Tôi có thể giúp bạn?

Từ This thường được dùng để mô tả thời gian và ngày trong tương lai hoặc thời gian/ ngày tại thời điểm hiện tại như: morning, afternoon, evening, week, month, year.
Ví dụ:
I’m busy all day this week. - Tôi bận cả ngày trong tuần này.

Dùng đại từ chỉ định để chia sẻ hiểu biết hay thông tin mới

Chúng ta thường dùng that thay cho the để chia sẻ kiến thức, kể một câu chuyện nào đó hoặc giải thích vấn đề cho người nghe.
Ví dụ:
You know that old man. He’s my new teacher. - Bạn biết người đàn ông lớn tuổi đó. Ông ấy là giáo viên mới của tôi.

Chúng ta dùng this thay cho a/an để chỉ điều gì đó quan trọng hoặc trong thời điểm hiện tại, giới thiệu nhân vật mới hoặc chi tiết mới trong câu chuyện cho người nghe.
Ví dụ:
I received this news in the morning. - Tôi nhận được tin này vào buổi sáng.

Cách dùng This - That - These - Those cơ bản

Trong ngữ pháp tiếng Anh, đại từ chỉ định là những từ dùng để chỉ về người hoặc vật cụ thể được nhắc đến trong câu. Các đại từ chỉ định được dùng phổ biến nhất là This, That, These, Those.

This

Chúng ta sử dụng “this” để nói về con người/sự vật/nơi chốn ở số ít và ở gần chúng ta. Công thức: This + is + danh từ số ít (gần chúng ta)
Example: This is a bookstore.
-> “bookstore”

That

Chúng ta sử dụng “that” để nói về con người/sự vật/nơi chốn ở số ít và ở xa chúng ta.
Công thức: That + is + danh từ số ít (ở xa chúng ta)
Example: That is a dictionary.
———————————> “dictionary”

These

Chúng ta sử dụng “these” để nói về  con người/sự vật/nơi chốn ở số nhiều và ở gần chúng ta. Công thức: These + are + danh từ số nhiều (gần chúng ta)
Example: These are magazines.
-> “magazines”

Those

Chúng ta sử dụng “those” để nói về  con người/sự vật/nơi chốn ở số nhiều và ở xa chúng ta. Công thức: Those + are + danh từ số nhiều (ở xa chúng ta)
Example: Those are newspapers.
———————————> “newspapers”


Cách Dùng A - An - The

Trong Tiếng Anh "A/An/The" được gọi là mạo từ. Mạo từ là những từ đứng trước danh từ, nhằm xác định danh từ đó là không xác định hay đã được xác định trong câu.
Có 2 loại mạo từ: 
- Mạo từ không xác định: A/An
- Mạo từ xác định: The




I/ Cách dùng mạo từ ​không xác định “a” và “an”

Dùng “a” hoặc “an” trước một danh từ số ít đếm được. Chúng có nghĩa là một. Chúng được dùng trong câu có tính khái quát hoặc đề cập đến một chủ thể chưa được đề cập từ trước.
Ví dụ:
A ball is round (nghĩa chung, khái quát, chỉ tất cả các quả bóng): Quả bóng hình tròn
He has seen a girl (chúng ta không biết cậu bé nào, chưa được đề cập trước đó): Anh ấy vừa mới gặp một cô gái.

Dùng “an” trước:

Quán từ “an ” được dùng trước các từ bắt đầu bằng nguyên âm (trong cách phát âm, chứ không phải trong cách viết). Bao gồm:
Các từ bắt đầu bằng các nguyên âm “a, e, i, o“. Ví dụ: an apple (một quả táo); an orange (một quả cam)
Một số từ bắt đầu bằng “u”: Ví dụ: an umbrella (một cái ô)
Một số từ bắt đầu bằng “h” câm: Ví dụ: an hour (một tiếng)
Các từ mở đầu bằng một chữ viết tắt: an S.O.S/ an M.P

Dùng “a” trước:

  *  Dùng “a“ trước các từ bắt đầu bằng một phụ âm. Chúng bao gồm các chữ cái còn lại và một số trường hợp bắt đầu bằng “u, y, h“.
Ví dụ: A house (một ngôi nhà), a year (một năm), a uniform (một bộ đồng phục)…
  *  Dùng trong các thành ngữ chỉ số lượng nhất định như: a lot of/a great deal of/a couple/a dozen.
Ví dụ: I want to buy a dozen eggs. (Tôi muốn mua 1 tá trứng)
  *  Dùng trước những số đếm nhất định thường là hàng ngàn, hàng trăm như : a/one hundred – a/one thousand.
Ví dụ: My school has a thousand students (Trường của tối có một nghìn học sinh)
  *  Dùng trước “half” (một nửa) khi nó theo sau một đơn vị nguyên vẹn: a kilo hay a half, hay khi nó đi ghép với một danh từ khác để chỉ nửa phần (khi viết có dấu gạch nối): a half – share, a half – holiday (ngày lễ chỉ nghỉ nửa ngày).
Ví dụ: My mother bought a half kilo of apples (Mẹ tôi mua nửa cân táo)
  *  Dùng với các đơn vị phân số như : 1/3( a/one third), 1/5 (a /one fifth), ¼ (a quarter)
Ví dụ: I get up at a quarter past six (Tôi thức dậy lúc 6 giờ 15 phút)
  *  Dùng trong các thành ngữ chỉ giá cả, tốc độ, tỉ lệ:  a dollar, a kilometer, an hour, 4 times a day.
Ví dụ: John goes to work four times a week (John đi làm 4 lần 1 tuần)

II/ Cách dùng mạo từ xác định “The”

Quy tắc chung

– Dùng “the“ trước một danh từ đã được xác định cụ thể về mặt tính chất, đặc điểm, vị trí hoặc đã được đề cập đến trước đó, hoặc những khái niệm phổ thông, ai cũng biết.
Ví dụ: The man next to Lin is my friend. (Cả người nói và người nghe đều biết đó là người đàn ông nào
Người đàn ông bên cạnh Lin là bạn của tôi.
The sun is big. (Chỉ có một mặt trời, ai cũng biết)
– Với danh từ không đếm được, dùng “the” nếu nói đến một vật cụ thể, không dùng “the” nếu nói chung.
Ví dụ: Chili is very hot (Chỉ các loại ớt nói chung): Ớt rất cay.
The chili on the table has been bought (Cụ thể là ớt ở trên bàn): Ớt ở trên bàn vừa mới được mua.
– Với danh từ đếm được số nhiều, khi chúng có nghĩa đại diện chung cho một lớp các vật cùng loại thì cũng không dùng “the“.
Ví dụ: Students should do homework before going to school (Học sinh nói chung)

Các trường hợp cụ thể

1. The + danh từ + giới từ + danh từ:
Ví dụ:
The girl in uniform(cô gái mặc đồng phục), the Gulf of Mexico(Vịnh Mexico).
· Dùng trước những tính từ so sánh bậc nhất hoặc only: The only moment (khoảnh khắc duy nhất), the best week (tuần tốt lành nhất).
· Dùng cho những khoảng thời gian xác định (thập niên):
Ví dụ:
In the 1990s (những năm 1990)
2. The + danh từ + đại từ quan hệ + mệnh đề phụ:
Ví dụ: The boy whom you have just met is my son. Cậu bé bạn vừa nói chuyện là con trai tôi
3. The + danh từ số ít tượng trưng cho một nhóm thú vật hoặc đồ vật.
Ví dụ: The sharp = sharps (loài cá mập)
Đối với “man” khi mang nghĩa “loài người” tuyệt đối không được dùng “the“.
Ví dụ: Man is polluting the environment seriously (Loài người đang làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng).
· Dùng trước một danh từ số ít để chỉ một nhóm, một hạng người nhất định trong xã hội: The worker (Giới công nhân)
4. The + adj
Tượng trưng cho một nhóm người, chúng không bao giờ được phép ở số nhiều nhưng được xem là các danh từ số nhiều. Do vậy động từ và đại từ đi cùng với chúng phải ở ngôi thứ 3 số nhiều:
Ví dụ: The poor = The poor people
The poor people are supported by government. Người nghèo được hỗ trợ bởi cơ quan chính phủ
5. The + tên gọi các đội hợp xướng/ dàn nhạc cổ điển/ ban nhạc phổ thông:
Ví dụ: The Beatles,...
6. The + tên gọi các tờ báo
không phải tạp chí/ tàu biển/ các khinh khí cầu: The Times/ The Titanic/ The Hindenberg
7. The + họ của một gia đình ở số nhiều = gia đình nhà: The Peters = Mr/ Mrs Peters and children
8. Không dùng “the“ trước tên riêng trừ trường hợp có nhiều người hoặc vật cùng tên và người nói muốn ám chỉ một người cụ thể trong số đó.
Ví dụ: Lan is my best friend. (Lan là bạn thân nhất của tôi).
9. Không dùng “the” trước bữa ăn
Ví dụ: We usually dinner at 7 p.m this morning. (Chúng tôi thường ăn tối vào lúc 7 giờ).
Trừ khi muốn ám chỉ một bữa ăn cụ thể, ta dùng "the" để xác định bữa ăn đó.
Ví dụ: The dinner that my mother cooked was very delicious. Bữa tối mà mẹ tôi nấu rất ngon
10. Không dùng “the” trước một số danh từ
Ví dụ: home, bed, church, court, jail, prison, hospital, school, class, college, university v.v… khi nó đi với các động từ và giới từ chỉ chuyển động chỉ đi đến đó là mục đích chính hoặc ra khỏi đó cũng vì mục đích chính:
Ví dụ: I went to hospital because I was sick. (Tôi đi đến bệnh viện vì tôi bị ốm)
=> Đến bệnh viện vì ốm là mục đích chính nên không dùng "the" trước "hospital"
Nhưng nếu đến đó hoặc ra khỏi đó không vì mục đích chính thì dùng “the“.
Ví dụ: The teacher left the school for lunch (Giáo viên đã rời khỏi trường đi ăn trưa)

Bảng sử dụng “the” và không sử dụng “the” trong một số trường hợp điển hình

CÓ THE
-  Dùng trước tên các đại dương, sông ngòi, biển, vịnh và các cụm hồ (số nhiều)
The Red Sea, The Atlantic Ocean, the Great Lakes.
-  Trước tên các dãy núi: The Rocky Mountains.
-  Trước tên những vật thể duy nhất trong vũ trị hoặc trên thế giới: The Earth, The Sun
-  The school, colleges, universities + of + danh từ riêng: The Univerity of Ha Noi, the University of London,...
-  Dùng "the" trước số thứ tự: the first person, the Second World War,...
-  Trước tên các nước được coi là một quần đảo hoặc tên nước số nhiều. Ví dụ: The Hawaii, the Philippines, the United States, the UK,...
-  Trước tên các tài liệu hoặc sự kiện lịch sử
-  Trước tên các nhóm dân tộc thiểu số
-  Trước tên các môn học cụ thể: The jazz music
-  Trước tên các nhạc cụ khi đề cập đến các nhạc cụ đó nói chung hoặc khi chơi các nhạc cụ đó: play the guitar, play the piano,...
 
KHÔNG SỬ DỤNG THE
- Trước tên một hồ. Lake Geneva
- Trước tên một ngọn núi.
- Trước tên các hành tinh hoặc các chòm sao
- Trước tên các trường này nếu trước nó là một tên riêng
- Trước tên các nước chỉ có một từ. Spain, Japan, Vietnam
- Trước tên các lục địa, tiểu bang, thành phố, quận, huyện
- Trước tên bất kì môn thể thao nào: football, baseball,...
- Trước các danh từ trừu tượng
- Trước tên các môn học chung
- Trước tên các ngày lễ, tết
- Trước tên các loại hình nhạc cụ trong các hình thức âm nhạc cụ thể

Câu chủ động - Câu bị động

Câu chủ động ( active sentence ) là câu trong đó chủ ngữ thực hiện hành động.
Eg: My grandfather bought this house 20 years ago.

Câu bị động ( Passive sentence ) là câu chủ ngữ nhận tác động của hành động. Câu bị động được dùng khi muốn nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động hơn là bản thân hành động đó.
Eg: This house was bought by my grandfather 20 years ago.

I . DẠNG CƠ BẢN

* Active :             S  + V + O
* Passive :            S + (be) + V3/ed + adverb of place + by + O + adverb of time

Eg: Lan bought this interesting book in the shop last week.
-> Eg: This book  was bought in the shop by Lan last week.

CÁC BƯỚC CHUYỂN ĐỔI TỪ CÂU CHỦ ĐỘNG SANG CÂU BỊ ĐỘNG

- Lấy tân ngữ (object) của câu chủ động làm chủ ngữ (subject) câu bị động.
- Không thay đổi thì của động từ, động từ “be” phải có hình thức thích hợp tương ứng với chủ ngữ mới.
- Động từ chính luôn được dùng ở dạng quá khứ phân từ (V3/ed).
- Chủ ngữ của câu chủ động có thể dùng sau giới từ “by” với ý nghĩa là tác nhân gây ra hành động.

Chú ý : Nhiều câu bị động không cần thiết phải có tác nhân với giới từ “by” khi tác nhân đó không được xác định rõ ràng hoặc không quan trọng (people, they…..).
TENSEACTIVEPASSIVE
Simple PresentS + V1/ Vs/ Ves
Lan writes the book.
S + am/is/are + V3/ed
The book is written by Lan.
Simple PastS + V2/ed
Lan wrote the book.
S + was/were + V3/ed
The book was written by Lan
Present ContinuousS + am/is/are + Ving
Lan is writing the book.
S + am/is/are + being +V3/ed
The book is being written by Lan
Past ContinuousS + was/were + Ving
Lan was writing the book.
S + was/were + being + V3/ed
The book was being written by Lan.
Present PerfectS + have/has + V3/ed
Lan has written the book.
S + have/has + been +V3/ed
The book has been written.
Past PerfectS + had + V3/ed
Lan had written the book.
S + had + been + V3/ed
The book had been written.
Simple FutureS + will/shall + V1
Lan will write the book.
S + will + be +V3/ed
The book will be written by Lan.
Future PerfectS + will have + V3/ed
Lan will have written the book.
S + will have + been +V3/ed
The book will have been written by Lan.
Have to/ be going toS + have to/ has to
S + am/is/are + going to + V1
Lan has to write the book.
Lan is going to write the book.
S + have to/ has to + be + V3/ed
S + am/is/are + going to +be + V3/ed
The book has to be written by lan.
The book is going to be written by Lan.
Exercise:  (Dùng handout)
1. This well- known library attracts many people.
2.  The thieves broke into the house.
3. They are building a bridge over the river.
4. Workers were digging a larger hole in the ground.
5. Mr.Smith has taught us French for 2 years.
6. They had taken the victim to hospital before the police came.
7. They w ill pick me up at my house at 7 o'clock tomorrow morning.
8. By the time you come back, they will have finished the project.
9. We aren't going to improve the public telephone service this year.
10. They have to send the report now.

II. CÁC DẠNG ĐẶC BIỆT CỦA CÂU BỊ ĐỘNG

Dạng 1 : Với động từ “ Need ”.
            Active : S + need + to V1
            Passive :
1. Dùng cho người : S + need to be + V3/ ed
Eg : I need to be told the truth.
2. Dùng cho vật : có 2 dạng bị động
Dạng 1 : S + need + Ving (đây là dạng bị động của gerund).
Dạng 2 : S + need to be + V3/ed
            Eg: The tree needs watering.
                   The tree needs to be watered.   

Dạng 2 : Với động từ theo sau là to + V1 hoặc Gerund.
ACTIVEPASSIVE
V + to + V1V + to be + V3/ed
V + gerundV + being + V3/ed
V + to have + V3/edV + to have been + V3/ed
V + having + V3/edV + having been + V3/ed
Eg:
I  hope to be invited to the wedding.
They wanted the story to be told again.
She avoided being disturbed.
I want these dishes to have been washed when I come back..
She forgot having been given a big sum of money that day.

Dạng 3 : Với động từ chỉ giác quan:

 Các động từ chỉ giác quan như: see, watch, hear, smell, taste……
ACTIVEPASSIVE
V + O + V1Be + made + to V1
V + O + GerundBe + allowed + to V1
Eg: Someone saw him pick up a stone and throw it at the riot police.
-> He was seen to pick up a stone and to throw it at the riot police.
They saw him walking with his friend before he got lost.
-> He was seen walking with his friend before he got lost.

Dạng 4 : Với động từ Make và Let.
ACTIVEPASSIVE
Make + O + V1Be + made + to V1
Let + O + V1Be + allowed + to V1
Eg: The teacher is making us work hard.
-> We are being made to work hard by our teacher.
Eg: His parents didn't let him buy a motorbike.
 => He wasn't let buy ( wasn't allowed to buy) a motorbike by his parents.
Eg:  He let her cheat him .
=> He let himself be cheated by her.

Dạng 5: Với thể nhờ bảo : Ta dùng động từ Have hoặc Get
ACTIVEPASSIVE
Have S.O do SomethingHave Something + V3/ed by S.O
Get S.O to do SomethingGet Something + V3/ed by S.O
Eg:   I had a technician repair my computer.
  ->   I had my computer repaired by a technician.
Eg: I got a technician to repair my computer.
  -> I got my computer repaired by a technician.

Dạng 6: Với động từ tường thuật hoặc bày tỏ ý kiến : Say, claim, report, show, think, believe, consider, expect, feel, hope, know, prove, understand…..
Dạng chủ động:        S + say/ believe/ know….. + (that)  +  S + V
                                       (Mệnh đề tường thuật)              (mệnh đề chính)
Khi gặp dạng bài này chúng ta có 2 cách chuyển sang bị động như sau:
Cách 1 : S + is / was + said/ believed/ known + that + Mệnh đề chính
Eg:  People believe that the weather is changing dramatically.
        It is believed that the weather is changing dramatically.
Cách 2 : Xảy ra 3 trường hợp :
Trường hợp 1: Động từ ở mệnh đề chính cùng thì với động từ ở mệnh đề tường thuật : chúng ta dùng “to V1” .
Eg: They said that he served in the army.
       He was said to serve in the army.
Trường hợp 2 : Động từ ở mệnh đề chính không cùng thì với động từ ở mệnh đề tường thuật, chúng ta dùng “to have + V3/ed” cụ thể các thì như sau:
ĐỘNG TỪ Ở MỆNH ĐỀ TƯỜNG THUẬT                ĐỘNG TỪ Ở MỆNH ĐỀ CHÍNH
         Hiện tại                                                                           Hiện tại hoàn thành
         Hiện tại                                                                           Quá khứ
         Quá khứ                                                                          Quá khứ hoàn thành
Eg: People say that he served in the army.
       He is said to have served in the army.
Trường hợp 3 : Động từ ở mệnh đề chính dùng thì tiếp diễn, chúng ta chuyển sang bị động dùng “to be + Ving”.
Eg: People say that he is living in Ha Noi
       He is said to be living in Ha Noi.

Tra cứu điểm thi thpt quốc gia 2018

Thí sinh truy cập trang web, nhập số báo danh (hoặc số cmnd), mã xác nhận và ấn tra cứu để biết điểm các môn thi của mình.

tra-cuu-diem-thi

LINK TRA CỨU ĐIỂM THI THPT QUỐC GIA 2018 CỦA 63 TỈNH THÀNH PHỐ

STTĐơn vị chủ trìLink tra Cứu điểm
1Sở GD&ĐT TP. Hà NộiTra cứu 1 Tra cứu 2
2Sở GD&ĐT TP.HCMTra cứu
3Sở GD&ĐT TP. Hải PhòngTra cứu
4Sở GD&ĐT Đà NẵngTra cứu
5Sở GD&ĐT Hà GiangTra cứu
6Sở GD&ĐT Cao BằngTra cứu
7Sở GD&ĐT Lai ChâuTra cứu
8Sở GD&ĐT Điện BiênTra cứu
9Sở GD&ĐT Lào CaiTra cứu
10Sở GD&ĐT Tuyên QuangTra cứu
11Sở GD&ĐT Lạng SơnTra cứu
12Sở GD&ĐT Bắc KạnTra cứu
13Sở GD&ĐT Thái NguyênTra cứu
14Sở GD&ĐT Yên BáiTra cứu
15Sở GD&ĐT Sơn LaTra cứu
16Sở GD&ĐT Phú ThọTra cứu
17Sở GD&ĐT Vĩnh PhúcTra cứu
18Sở GD&ĐT Quảng NinhTra cứu
19Sở GD&ĐT Bắc GiangTra cứu
20Sở GD&ĐT Bắc NinhTra cứu
21Sở GD&ĐT Hải DươngTra cứu
22Sở GD&ĐT Hưng YênTra cứu
23Sở GD&ĐT Hòa BìnhTra cứu
24Sở GD&ĐT Hà NamTra cứu
25Sở GD&ĐT Nam ĐịnhTra cứu
26Sở GD&ĐT Thái BìnhTra cứu 1 - Tra cứu 2
27Sở GD&ĐT Ninh BìnhTra cứu
28Sở GD&ĐT Thanh HóaTra cứu
29Sở GD&ĐT Nghệ AnTra cứu
30Sở GD&ĐT Hà TĩnhTra cứu 1 - Tra cứu 2
Tra cứu 3
31Sở GD&ĐT Quảng BìnhTra cứu
32Sở GD&ĐT Quảng TrịTra cứu
33Sở GD&ĐT Thừa Thiên HuếTra cứu
34Sở GD&ĐT Quảng NamTra cứu
35Sở GD&ĐT Quảng NgãiTra cứu
36Sở GD&ĐT Bình ĐịnhTra cứu
37Sở GD&ĐT Phú Yên (Tuy An, Sông Cầu, Đồng Xuân)Tra cứu
Sở GD&ĐT Phú Yên (TP.Tuy Hòa, Phú Hòa, 
Sơn Hòa, Sông Hinh, Tây Hòa, Đồng Hòa)
Tra cứu
38Sở GD&ĐT Gia LaiTra cứu
39Sở GD&ĐT Kon TumTra cứu
40Sở GD&ĐT Đắk LắkTra cứu 1 - Tra cứu 2
41Sở GD&ĐT Đắk NôngTra cứu 1 - Tra cứu 2
42Sở GD&ĐT Khánh HòaTra cứu
43Sở GD&ĐT Ninh ThuậnTra cứu
44Sở GD&ĐT Bình ThuậnTra cứu 1 - Tra cứu 2
45Sở GD&ĐT Lâm ĐồngTra cứu
46Sở GD&ĐT Bình PhướcTra cứu
47Sở GD&ĐT Bình DươngTra cứu
48Sở GD&ĐT Tây NinhTra cứu
49Sở GD&ĐT Đồng NaiTra cứu
50Sở GD&ĐT Long AnTra cứu
51Sở GD&ĐT Đồng ThápTra cứu
52Sở GD&ĐT An GiangTra cứu
53Sở GD&ĐT Bà Rịa – Vũng TàuTra cứu
54Sở GD&ĐT Tiền GiangTra cứu
55Sở GD&ĐT TP Cần ThơTra cứu
56Sở GD&ĐT Hậu GiangTra cứu
57Sở GD&ĐT Bến TreTra cứu
58Sở GD&ĐT Vĩnh LongTra cứu
59Sở GD&ĐT Trà VinhTra cứu
60Sở GD&ĐT Sóc TrăngTra cứu
61Sở GD&ĐT Bạc LiêuTra cứu
62Sở GD&ĐT Kiên GiangTra cứu
63Sở GD&ĐT Cà MauTra cứu

Chú ý: Link tra cứu điểm sẽ được cập nhập liên tục. 

Các bạn hãy theo dõi bài viết nhé !